Sự khác nhau giữa camera Analog với camera IP

Sự khác nhau giữa camera Analog với camera IP

Sự khác nhau giữa camera Analog với camera IP

Ngành hàng bạn quan tâm

Máy Công Cụ

Khuếch Đại Màn Hình

Máy Chiếu

Tổng Đài Điện Thoại

Chống Sét

Chuông Cửa Màn Hình

Báo Cháy

Khóa Cửa Cổng

Khóa Lực Hút Điện Từ

Khóa Cửa Điện Từ

Khóa Cửa Vân Tay

Chấm Công - Kiếm Soát Ra Vào

Ổ Cứng Cho Bộ Nas

Tủ Mạng - Tủ Rack

Cáp Mạng - Cáp Quang

Camera 4 Trong 1

Camera IP

Đầu ghi hình 5 trong 1

Đầu Ghi Hình IP

Wifi

Switch

Truyền Dẫn Không Dây

Bộ Nas Synology

May Đo - Kiểm Tra

Máy In Nhãn

Tai Nghe - Headphones

GPS - Báo Trộm

Máy In

Phụ Tùng Oto

Máy Tính - Laptop

Bộ Lưu Điện UPS

Điện Thoại IP

TIN TỨC NỖI BẬT
Sự khác nhau giữa camera Analog với camera IP

Sự khác nhau giữa camera Analog với camera IP

 

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CAMERA  ANALOG VÀ CAMERA IP

Các bạn thân mến !

Bạn đã nghe nói nhiều về Camera quan sát, nhưng bạn chưa hiểu rỏ về chúng?
Bạn chưa hiểu Camera Analog là gì ?
Bạn cũng chưa biết Camera IP là gì ?
Mô hình hoạt động của Camera Analog và Camera IP là như thế nào ?

Bài viết này xin cung cấp thông tin hướng dẫn để bạn dể dàng hiểu rỏ hơn về chúng.

Xét về mặt công nghệ, camera được chia thành 2 loại: camera Analog dùng tín hiệu tương tự và Camera IP dùng tín hiệu kỹ thuật số. Bạn hãy xem hình vẽ mô hình sau đây sẽ hiểu rõ hơn nhé.

 

MÔ HÌNH LẮP ĐẶT CAMERA ANALOG 1:

Mô hình lắp đặt Camera Analog 2:

Mô hình lắp đặt Camera Analog 3:

Theo mô hình camera analog trên, tín hiệu analog từ camera truyền qua cáp Video – cáp đồng trục về đầu ghi hình kỹ thuật số DVR (Digital Video Recorder). Mỗi Camera được cấp nguồn 12V – DC và đều phải nối với đầu ghi hình. Nhiệm vụ của đầu ghi hình là nén hình ảnh tương tự analog đó thành tín hiệu Digital và lưu vào ổ đĩa cứng để xem lại sau này.

Theo thời gian, phần mềm quản lý đầu ghi hình ngày càng được lập trình thông minh hơn, tiện lợi hơn. Những tín năng thông minh như :

1.     Lưu hình khi có chuyển động

2.     Lưu hình theo kế hoạch thời gian định sẵn, ví dụ ghi hình từ 08 giờ -17 giờ, những giờ khác không ghi.

3.     Khi phát hiện chuyển động, đầu ghi sẽ chụp hình và gởi qua email cho người chủ quản lý, đồng thời cảnh báo qua còi hú.

4.     Phát hiện mất đồ, tức phát hiện xê dịch trong khu vực được đánh dấu

5.     Cho phép xem hình ảnh qua Tivi, màn hình LCD, cổng HDMI

6.     Cho phép xem camera qua mạng internet nhanh hơn và hình ảnh rỏ nét hơn

7.     Cho phép xem camera qua các thiết bị Smart phone như Iphone, Ipad, Samsung Galaxy, Windows Mobile (Windows 8) …

8.     Tích hợp công nghệ đám mây, cho phép người sử dụng dể dàng cài đặt mà không cần biết nhiều về kiến thức công nghệ thông tin, giúp người dùng tự mình mua và và lắp đặt.

9.     Ngoài ra, còn rất nhiều tín năng bất ngờ khác sẽ được giới thiệu tới các bạn sau nhé ….

Trong mô hình camera analog này, tín hiệu hình ảnh của tất cả các camera đều đưa về đầu ghi hình DVR, khi đó, hình ảnh truyền qua mạng internet sẽ được truyền trên một luồng video (1 địa chỉ IP) mà thôi. Do vậy khá tiết kiệm về mặt chi phí.

 

GIỚI THIỆU VỀ CAMERA IP HAY CÒN GỌI LÀ CAMERA NETWORK

MÔ HÌNH LẮP ĐẶT CAMERA IP 1: 

 

 MÔ HÌNH LẮP ĐẶT CAMERA IP 2:

 

 MÔ HÌNH LẮP ĐẶT CAMERA IP 3:

 MÔ HÌNH LẮP ĐẶT CAMERA IP 4:

Trong mô hình Camera IP, bạn thấy rằng, từng camera ip sẽ chuyển đổi hình ảnh của nó sang dạng tín hiệu số digital  ngay trong bản thân camera đó. Các nhiệm vụ xử lý hình ảnh như: nén hình, tính năng cảnh báo chuyển động… đều được thực hiện ngay trong camera ip. Và do đó, tín hiệu ra của camera là tín hiệu số, được truyền qua mạng bằng cáp mạng CAT5. Nguồn điện 12V cho camera ip được cấp tại chỗ thông qua Adaptor 12V-2A hoặc cấp qua cáp mạng CAT5 bằng bộ chuyển đổi POE (Power Over Ethernet).

Toàn bộ các camera ip này đều được lắp vào các thiết bị mạng trung tâm như: Hub, Switch, Router… của mạng LAN – mạng máy tính sẵn có của nội bộ.

Vấn đề quản lý các camera ip được thực hiện bằng phần mềm quản lý riêng, được cài đặt vào máy vi tính hoặc bằng phần mềm Web đã tích hợp sẵn cho mỗi camera… giúp ta có thể quan sát và quản lý hình ảnh thu nhận được từ các camera như: xem,ghi hoặc phát lại… Phần mềm thường được bán kèm theo camera của hãng sản xuất, hoặc cũng có thể mua của hãng thứ 3.

Tín hiệu từ camera ip được truyền qua mạng internet theo cách giống như cách của đầu ghi  Digital Vedeo Recorder của analog. Điều khác biệt là, mỗi camera ip sẽ truyền một luồng dữ riêng và có địa chỉ IP riêng biệt. Khi xem qua mạng internet, ta có thể xem hình ảnh của một camera riêng lẻ hoặc cũng có thể xem hình ảnh của nhiều camera trên một màn hình nhờ phần mềm quản lý nào đó. Đây là tính năng rất linh hoạt của IP camera và cũng là điểm khác biệt giữa camera ip và camera Analog đứng trên góc độ xem hình ảnh qua mạng internet.

Việc ghi hình ảnh cho Camera IP được thực hiện bởi một máy chủ ghi hình (Recording PC) hoặc bằng đầu ghi hình qua mạng (NVR – Network Video Recorder). Chính vì ghi hình qua mạng, nên bạn có thể đặt đầu ghi hình tại bất cứ nơi nào trên thế giới miễn là nơi đó có internet. Điều này thật là tuyệt vời phải không bạn.

Thân chào và cảm ơn bạn đã quan tâm tới bài viết này. Hy vọng những thông tin mà mình cung cấp thực sự hữu ích với bạn khi lựa chọn camera để lắp đặt cho nhà riêng, công ty, văn phòng làm việc.

Mời bạn đọc tiếp phần 2 của bài viết nhé.

//cameranhapkhau.com        Hotline: 0909 489 539

Truy cập vào đường dẫn   //cameranhapkhau.com/huong-dan-lap-dat-camera-187/

Để xem những hướng dẫn kỹ thuật về camera quan sát

Hỗ trợ kinh doanh

Hỗ trợ kỹ thuật

Zalo